Combo Sách: Thấu Hiểu Cảm Xúc Con Trẻ (Cha Mẹ Tỉnh Thức + Sơ Cứu Tâm Trí Con Trẻ + Bước Vào Thế Giới Cảm Xúc Bé Nhỏ Của Trẻ + Phép Thuật Trong Nuôi Dạy Trẻ)

MLB

SÁCH: PHÉP THUẬT TRONG NUÔI DẠY TRẺ - TỪ NUÔI DẠY CON VÔ THỨC ĐẾN NUÔI DẠY CON CÓ Ý THỨC Sự khác biệt giữa có ý thức và vô thức là nếu bạn đang tỉnh táo thì bạn có ý thức và nếu bạn đang ngủ (hoặc bị đánh gục)...
327.000₫ 261.600₫
261.600₫
Tags: / /

SÁCH: PHÉP THUẬT TRONG NUÔI DẠY TRẺ - TỪ NUÔI DẠY CON VÔ THỨC ĐẾN NUÔI DẠY CON CÓ Ý THỨC

Sự khác biệt giữa có ý thức và vô thức là nếu bạn đang tỉnh táo thì bạn có ý thức và nếu bạn đang ngủ (hoặc bị đánh gục) thì bạn vô thức. Tuy nhiên, rất nhiều người trong chúng ta đang đi loanh quanh trong trạng thái tỉnh táo, hoặc ít nhất là không ngủ theo cách thông thường, nhưng hoàn toàn không nhận thức được một cách có ý thức.

Đây là cách mà rất nhiều người đang sống cuộc đời mình và nuôi dạy con cái, với việc thiếu nhận thức về những gì họ đang làm cũng như mức độ ảnh hưởng của họ đối với con cái.

Chúng ta cần thời gian để trở thành một bậc cha mẹ có ý thức. Quá trình này liên quan đến việc nhìn nhận và thay đổi cách chúng ta nghĩ về phương pháp nuôi dạy con cái, về con cái và về bản thân chúng ta.

PHƯƠNG THỨC NUÔI DẠY TRUYỀN THỐNG ĐÃ "LỖI THỜI" NHƯ THẾ NÀO?

Theo mô hình này, cha mẹ nghĩ rằng bản thân hoàn toàn chịu trách nhiệm về cuộc sống và các lựa chọn của con cái. Người lớn nghĩ rằng họ hiểu biết hơn, phải được nghe theo (không sao, không phải tất cả các bậc cha mẹ đều nghĩ như vậy) đồng thời điều chỉnh con cái của họ cho phù hợp với một hệ thống giáo dục không hề phù hợp với chúng và không thực sự hiệu quả. 

Mô hình này vẫn chú trọng đến dạy dỗ học thuật chứ không phải kĩ năng sống. Chúng ta chưa chuẩn bị cho con mình đủ tốt để đối diện với sức khỏe tâm thần và cảm xúc. Chúng ta không dạy đủ về kĩ năng giao tiếp hiệu quả và tích cực, về các mối quan hệ hoặc về tài chính. Đó là những kĩ năng rất cần thiết để thành công trong cuộc sống. 

CUỐN SÁCH ĐỂ BẠN NUÔI DẠY CON HẠNH PHÚC HƠN

Nếu bạn áp dụng tất cả công cụ, mẹo và kĩ thuật trong cuốn sách này, đồng thời chấp nhận một góc nhìn khác về con cái và về chính mình thì bạn sẽ thấy được kết quả. Những đứa trẻ hạnh phúc, lễ phép, tràn đầy tình yêu thương được thoải mái thể hiện bản thân trong thế giới. Chúng tự tin, quả quyết và biết mình là ai. Bạn sẽ có một khoảng thời gian nuôi dạy con cái yên bình hơn.

Cuốn sách này dành cho những ai mong muốn trở thành bậc cha mẹ có ý thức, biết bộc lộ cảm xúc một cách sâu sắc và biết ủng hộ.

 

SÁCH: BƯỚC VÀO THẾ GIỚI CẢM XÚC BÉ NHỎ CỦA TRẺ

“Trẻ suốt ngày khóc lóc không ngừng”, “trẻ cáu giận vô cớ”, “trẻ không chấp nhận nổi ngay cả một thất bại nhỏ”, “trẻ bám mẹ cả ngày”, “tính ương ngạnh của trẻ ngày càng nghiêm trọng hơn”...

Đằng sau những hiện tượng này đều ẩn chứa vấn đề về quản lí cảm xúc của trẻ. Cuốn sách này bao gồm ba nội dung chính: thứ nhất là những câu chuyện hấp dẫn và sinh động về quản lí cảm xúc của trẻ; thứ hai là các kiến thức, lí thuyết liên quan đến quản lí cảm xúc; thứ ba là cung cấp cho các bậc phụ huynh những phương pháp thực hành dễ hiểu về quản lí cảm xúc của trẻ.

Đôi khi những cảm xúc hỉ nộ ái ố đều hiển hiện trên khuôn mặt trẻ mà chính trẻ không thể cảm nhận được cũng như không thể kiểm soát được. Vì vậy, cha mẹ nên hướng dẫn để con nhận biết những thay đổi cảm xúc của chính mình và hiểu sâu hơn thế nào là cảm xúc tích cực và tiêu cực.

Cảm xúc được kiểm soát tốt có thể trở thành năng lượng tích cực hỗ trợ trẻ; cảm xúc không được kiểm soát tốt có thể ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ. Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ học cách kiểm soát cảm xúc, cụ thể bao gồm nhìn thấu cảm xúc, bộc lộ cảm xúc, trút bỏ cảm xúc và điều chỉnh cảm xúc.

Với cuốn sách này, việc quản lí cảm xúc của trẻ không còn là vấn đề đáng lo nữa. Chúng tôi thành tâm hi vọng cuốn sách có thể giúp ngày càng nhiều trẻ em, thông qua quản lí cảm xúc, sẽ trở thành chủ nhân thực sự của cảm xúc của chính mình, trong học tập cũng như trong cuộc sống có thể kiểm soát và bộc lộ cảm xúc của mình một cách dễ dàng, gặt hái hết thành công này đến thành công khác, cuối cùng có thể sống cuộc đời hạnh phúc viên mãn!

 

SÁCH: CHA MẸ TỈNH THỨC

Là cha mẹ, thật khó để chúng ta vừa có thể thấu hiểu con cái, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với chúng, vừa giữ được sự bình tĩnh, nhất là khi nảy sinh xung đột. Cuốn sách sẽ giúp bạn đánh giá lại hành vi của con mình, nhờ vậy mà bạn có thể tập trung dạy cho con những kĩ năng sống quý báu, đồng thời kết nối với con, ngay cả khi trong những thời điểm khó khăn. 

Bằng cách đưa ra chiến lược hành động hiệu quả với từng bước cụ thể, cuốn sách là “kim chỉ nam” về cách làm cha mẹ tỉnh thức, cung cấp cho bạn tất cả mọi thứ bạn cần để cải thiện mối quan hệ và sự giao tiếp giữa các thành viên trong gia đình.  

Qua cuốn sách, bạn sẽ học được cách áp dụng những nguyên tắc cơ bản của triết lí làm cha mẹ tỉnh thức để tập trung giữ bình tĩnh, phản ứng một cách có chủ tâm với những hành vi sai trái của con, đồng thời giúp con phát triển nhận thức về cảm xúc và kĩ năng giải quyết vấn đề. 

 

SÁCH: SƠ CỨU TÂM TRÍ CON TRẺ

Lo âu là cảm giác mà chúng ta trải qua trước một sự kiện căng thẳng – nói cách khác, đó là phản ứng của chúng ta đối với một điều gì đó chưa xảy ra. Nỗi lo âu của chúng ta trở nên nghiêm trọng thế nào phụ thuộc rất nhiều vào suy nghĩ của ta. Chúng ta có thể khiến nó tồi tệ hơn chỉ bằng việc suy nghĩ quá nhiều hoặc sợ hãi những tình huống sắp xảy ra. Đa số sẽ đồng ý rằng chúng ta có thể kiệt sức vì lo lắng vô cớ, trong khi thực tại thường tốt đẹp hơn rất nhiều so với những viễn cảnh mà ta dự đoán trong đầu.

Các nhà tâm lí học sẽ gọi lo âu là một điều sản sinh từ “tổn thương” cảm xúc trong tâm trí thay vì xem nó là một “chứng rối loạn”, bởi vì từ ấy sẽ ngay lập tức gợi ra cảm giác rằng lo âu thuộc về một vấn đề lâu dài và là thứ khiến ta “khổ sở”. Trên thực tế, giờ chúng ta đã có thể chữa lành vết thương cảm xúc thay vì để nó mưng mủ và biến thành một thứ gì đó nghiêm trọng hơn.

Vì vậy, nếu con cái chúng ta có thể có những vết va đập và trầy xước bên ngoài cơ thể, thì chúng ta cũng không nên ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng lũ trẻ cũng có thể bị một vài vết xước ở bên trong.

Chúng ta đã quen với việc chăm sóc sức khỏe thể chất của bản thân rồi, hãy ngẫm lại lần cuối bạn bị bệnh vì đau bụng không rõ nguyên nhân hoặc trật mắt cá xem. Điều đầu tiên mà hầu hết chúng ta làm là lên mạng Internet để tra cứu, và hành động này vô cùng hợp lí vì ta biết rằng mình sẽ tìm thấy những lời khuyên hữu ích ở đó – những điều sẽ giúp chúng ta mau cảm thấy khỏe hơn.

Thế nhưng, chăm sóc sức khỏe tâm thần của bản thân thì lại là một câu chuyện khác. Khi sống trong xã hội, chúng ta tránh nói về “những vấn đề của tâm trí”, cảm thấy cách tốt nhất để giải quyết những vấn đề này là tỏ ra kiên cường hoặc để cho các chuyên gia xử lí – nhưng dù có vậy, chúng ta vẫn không rõ kiểu chuyên gia nào mới là phù hợp với mình. Nỗi sợ về sự hiểu biết qua loa của bản thân này khiến nhiều người trong chúng ta phải sống lay lắt, vật lộn với những cơn lo âu hoặc chứng ám ảnh gây ra hạn chế cho chúng ta bằng nhiều cách khác nhau.

Sống với cảm giác lo âu có thể gây ra những hậu quả lâu dài và khắc nghiệt, trẻ em có thể “phát triển” thành thứ chúng sợ thay vì thoát khỏi cảm xúc đó. Lo âu có thể làm chậm quá trình phát triển cảm xúc và cản trở hoạt động của trẻ trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Nó sẽ ngăn con bạn kết bạn, tham gia các hoạt động xã hội, làm bài thi tốt và phát huy hết tiềm năng của chúng. Tệ hơn nữa, những người bị lo âu và trầm cảm khi còn nhỏ có khả năng mang theo các vấn đề này tới tuổi trưởng thành.