Sách 21 Ngày Thực Hành NLP + Làm Thế Nào Để Sống Một Đời Tốt Đẹp
THB
21 Ngày thực hành NLP
Bạn muốn có một sức khỏe hoàn hảo và một gia đình hạnh phúc?
Bạn muốn xây dựng hình ảnh cá nhân mà không biết bắt đầu từ đâu?
Làm thế nào để xây dựng bánh xe cuộc đời của mỗi người?
Tại sao những người khác thành công, còn tôi thì chưa?
Bạn sẽ tìm thấy trong cuốn Sách: 21 NGÀY THỰC HÀNH NLP
Thay đổi thói quen, xây dựng nền tảng để thành công
Là cuốn sách được viết trên sự trải nghiệm của tác giả Đậu Thị Nhung - người trực tiếp đã giảng dạy chương trình NPL trong nhiều năm, đồng thời cũng là thông dịch viên của Tiến sĩ Biswaroop - một kỷ lục gia về tư duy não bộ và sức khỏe trên thế giới.
Trong cuốn sách, chúng ta sẽ từng ngày được thực hành theo những hướng dẫn chi tiết:
Cách thiết lập bánh xe cuộc đời qua 06 khía cạnh của cuộc sống: Sức khỏe. Gia đình. Sự nghiệp. Các mối quan hệ. Phát triển bản thân. Rèn luyện đời sống tinh thần
Cách tạo động lực cho bản thân và cho người khác
Sức mạnh của việc sử dụng ngôn từ trong cuộc sống
Tư duy xuất chúng, vượt qua rào cản giới hạn của bản thân
Công thức giao tiếp đỉnh cao để thành công
Phương pháp NEO cảm xúc- vượt qua những cảm xúc tiêu cực
Phương pháp IMAGING - để đạt được bất kỳ điều gì mà bạn mong muốn
Những câu “ thần chú” giúp bạn an nhiên trong cuộc sống
Vì sao phải thực hành trong 21 ngày?
Maxwell Maltz là một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ vào những năm 1950, ông đã phát hiện ra trong quá trình trị liệu cho bệnh nhân của mình: để hình thành một thói quen mới từ sự ý thức đến sự tự động hóa trong hành vi, chúng ta cần thời gian tối thiểu là 21 ngày thực hành liên tục. Điều này đã được minh chứng qua các trainer nổi tiếng trên thế thới từ Zig Ziglar đến Brian Tracy hay Tony Robbins, họ đã áp dụng công thức duy trì này cho học viên của mình tại các chương trình huấn luyện “ Tư duy để thành công”
THÀNH CÔNG LỚN BẮT ĐẦU TỪ MỖI BƯỚC ĐI
Làm Thế Nào Để Sống Một Đời Tốt Đẹp
Chúng ta, bạn, một người đàn ông, một người đàn bà, bạn chỉ vừa tốt nghiệp đại học hoặc đã dấn những bước sâu hơn vào đời. Dù vậy, chúng ta đều đã từng ở vào hoàn cảnh “tôi ổn” và “tôi bận lắm”, mất kết nối với những người, nơi chốn và hành động cho chúng ta trải qua mỗi ngày tràn đầy sức sống.
Mất kết nối với phiên bản tốt nhất của chính chúng ta. Chúng ta đều từng cảm thấy rằng một phần của mình đang dần chết đi từng ngày, và không biết làm sao để thay đổi tình thế, làm thế nào để “bật công tắc” cuộc đời mình lên lần nữa. Và chúng ta đã đều thêu dệt nên những cuộc trao đổi trong đầu mình để hợp thức hóa việc hành động và tự bằng lòng. Những lời nói giữ ta trong một chiếc kén, an toàn tránh khỏi những điều chưa biết, nhưng cũng xa rời những tiềm năng.
Thật đáng buồn là chúng ta không cô đơn. Trong một thế giới nơi nhận thức và mục đích từ lâu đã thua cuộc trước sự buông lơi vô thức, thậm chí nhiều thập kỉ, chúng ta đã sống với một chứng bệnh không được chẩn đoán gọi là “hội chứng cuộc sống phản ứng lại” (Reactive Life Syndrome). Ta sống mỗi ngày không phải dựa trên sự lựa chọn, mà dựa trên lập trình có sẵn. Làm những gì chúng ta có thể làm chỉ để duy trì sự sống và dậm chân tại chỗ. Tất cả những gì ta làm không phải để tiến về phía trước mà để cố gắng không tuột lại phía sau quá xa. Cuối cùng, đó là một kế hoạch thất bại.
Tin mừng là vẫn chưa quá muộn, có một phương thuốc giải.
Nếu bạn đang gật đầu và nói: “Đó chính là tôi. Đây là điều tôi cần. Tôi sẵn sàng rồi”, vậy thì cuốn sách này sẽ đóng vai trò là người dẫn đường cho bạn. Cảm giác gắn kết mà bạn sẽ khám phá ra xung quanh những ý tưởng trong cuốn sách này sẽ giúp đảm bảo rằng, có lẽ lần đầu tiên trong đời, bạn sẽ chuyển từ tồn tại sang thực sự làm việc đó!
05 Trích dẫn hay
1. Hãy biến ước mơ thành hiện thực
Annie Dillard đã viết: "Một cuộc sống tốt đẹp được tạo thành từ một chuỗi những ngày tốt đẹp, bắt đầu từ hôm nay."
Việc của chúng ta không hẳn là đi từ chỗ này đến chỗ kia, mà là thức tỉnh. Chấp nhận thực tại hiện giờ của ta. Nhìn nó. Cảm nhận nó. Đón nhận nó. Và hành động để bắt đầu cuộc đời ta hằng mơ ước. Mỗi lần một hơi thở, một bước, một ngày. Không phải sau này. Không phải ngày mai. Mà là hôm nay. Ngay lúc này.
2. Nếu muốn sống hạnh phúc, ta phải vận động. Gần như mọi dấu hiệu của sức sống dồi dào - từ ít nguy cơ bệnh tim, ung thư và tiểu đường cho đến chức năng não được cải thiện, tâm trạng vui tươi, khả năng đối phó tốt với căng thẳng, ít lo âu và trầm cảm, năng lực nhận thức và thể chất được tăng cường - đều tốt đẹp hơn thông qua việc tập thể dục. Tập thể dục là một bài thuốc đầy sức mạnh.
3. Chúng ta được lập trình để tập trung vào khía cạnh tồi tệ của cuộc sống. Các nhà khoa học gọi đó là "thiên kiến tiêu cực" (negativity bias). Chúng ta bám chặt vào những điều đã diễn ra không suôn sẻ và từ chối buông bỏ, đôi khi trong rất nhiều năm. Đồng thời, chúng ta hầu như không thừa nhận những điều đã diễn ra tốt đẹp. Việc này có thể dẫn đến một tình huống khá méo mó. Từ bên ngoài nhìn vào, chúng ta đang sống một cuộc sống tuyệt vời và mọi thứ dường như đều suôn sẻ. Nhưng nhìn từ bên trong nhìn ra, tất cả những gì ta thấy là những lần vấp ngã hoặc những trải nghiệm tồi tệ. Điều ngang trái này có thể trở nên đầy ám ảnh và thậm chí, nếu không được xử lí đúng cách, sẽ kéo chúng ta không chỉ về phía sự tiêu cực và những hành vi cưỡng bách mà cả lo âu và trầm cảm.
4. Vào khoảnh khắc bạn lựa chọn bản thân mình, sự nặng nề bắt đầu tan biến. Những hạt giống của sự nhẹ nhõm bắt đầu nảy mầm.
5. Nỗi sợ. Chúng ta khiếp sợ. Sợ bị đánh giá vì cái tôi kì cục, hâm dở, quái dị, là thường của mình. Điều đáng buồn là ta phải bị lột trần trước khi sẵn sàng tiến vào nơi mà ta không quan tâm người khác nghĩ gì hay nói gì. Rất nhiều người tôi biết cũng phải trải qua những thách thức lớn lao trước khi tìm thấy cái nơi mà họ có thể bộc lộ trọn vẹn bản thân và vui vẻ một cách không khoan nhượng.